Bệnh nhân mới là chị Đặng Thị T. (36 tuổi, quê xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đến khám có biểu hiện ho ít, ngứa họng, đau mình mẩy và sốt nhẹ. Trước đó, ngày 20/1 chị từ Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc) trở về Việt Nam bằng đường hàng không qua cửa khẩu Nội Bài (Hà Nội).
Đến ngày 26/1, chị T. có biểu hiện ho ít, ngứa họng, đau mình mẩy và đến ngày 30/1 có thêm biểu hiện sốt nhẹ nên đi khám. Sau khi được thăm khám và khai thác tiền sử, bệnh nhân T. được cách ly, theo dõi và được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu xét nghiệm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình kiểm tra phương án đối phó khi xuất hiện dịch tại các bệnh viện. Ảnh: Hoàng Long.
Trường hợp thứ 2 là chị Nguyễn Thu H. (24 tuổi, trú tại xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), đi chơi tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ ngày 13 đến 15/1. Đến ngày 30/1, chị H. có biểu hiện sốt, đau họng, chảy mũi, ho có đờm nên đi khám và cũng được cách ly, theo dõi. Kết quả xét nghiệm của cả 2 bệnh nhân trên đều âm tính với cúm A/B, sốt xuất huyết Dengue, đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona mới từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trước đó, tỉnh Thái Bình có 2 bệnh nhân quê xã An Dục (huyện Quỳnh Phụ) và Phú Châu (huyện Đông Hưng) trở về từ Vũ Hán được cách ly, theo dõi điều trị; kết quả xét nghiệm đều âm tính với nCoV.
Chiều 2/2, UBND tỉnh Thái Bình cho biết sau khi ghi nhận có thêm 2 trường hợp, nghi nhiễm, UBND tỉnh Thái Bình đã triệu tập họp khẩn. Tại cuộc họp, cùng với công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tỉnh Thái Bình.
Ông Đặng Trọng Thăng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo xác định phải triển khai các biện pháp phòng ngừa ở mức cao nhất, gồm dừng tổ chức tất cả các lễ hội từ cấp tỉnh tới cấp xã, nghiêm cấm tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật tập trung đông người, thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch và 3 đoàn phản ứng nhanh, có đủ thành phần và khả năng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có dịch.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tỉnh Thái Bình đã lập các phương án đối phó nếu Thái Bình có dịch. Cụ thể, trong tình huống dịch xuất hiện sẽ huy động Bệnh viện Đa khoa, khu khám điều trị chất lượng cao Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa đáp ứng 1.000-1.300 giường bệnh phục vụ điều trị.
Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình phải chuẩn bị khu cách ly, phòng cách ly, phương tiện, vật tư đáp ứng với yêu cầu điều trị cho khoảng 60 bệnh nhân nhiễm, trong đó đủ khả năng phục vụ từ 5-10 bệnh nhân nặng. Bệnh viện Phổi Thái Bình phải chuẩn bị phương án trở thành bệnh viện dã chiến với 200 giường, tình huống cao điểm phải đáp ứng 500 giường.
Theo Hoàng Long/ Tiền Phong
xem thêm: xe cẩu cần thơ, thuê xe cẩu cần thơ, xe cẩu đà nẵng, thuê xe cẩu đà nẵng, thuê xe du lịch gia lai, thue xe du lich gia lai,