Sự tích và nguồn gốc của Lễ cúng ông Công, ông Táo được lưu truyền trong nhiều câu chuyện, nhưng nhìn chung được hiểu 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt và việc xấu. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo quân về Trời chu đáo với mong muốn Táo quân hài lòng sẽ nói tốt cho mình, như vậy sẽ không bị Ngọc Hoàng quở trách.
Theo văn hóa dân gian được lưu truyền từ xưa, cứ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm những người dân Việt Nam đều sửa soạn lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu Trời.
Cúng ông Công ông Táo theo quan điểm của dân gian
Có người quan niệm Táo Quân là thần Bếp núc nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai. Mặc dù gọi là cúng Táo Quân nhưng đây là cách nói tắt, chứ thực ra lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng. Đó là chưa kể không gian bếp thường chật chội, ở thành phố càng chật chội hơn nên làm lễ sẽ rất khó khăn.
Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo thông thường có:
- Xôi hoặc bánh chưng;
- Món xào thập cẩm;
- Canh măng (hoặc canh nấm, canh mọc, canh bóng);
- Hoa quả, bánh kẹo, trà rượu, trầu cau,...
Hoặc đơn giản chỉ cần cơm canh, rượu, hoa quả và bộ đồ lễ Táo Quân là được, mà mâm cỗ là cỗ chay thì càng tốt.
Thường vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo. Ảnh minh họa.
Sau đó, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ, lên hương và khấn (có văn khấn tham khảo cuối bài). Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, và nếu cúng cá thì mang cá chép đi phóng sinh. Việc phóng sinh cá chép sau khi cúng gần đây đã trở thành phong tục đẹp. Tuy nhiên cần chú ý khi phóng sinh nên chọn vùng nước sạch sẽ, đến sát mép nước để thả cá, tránh ném từ cầu cao xuống sông cá có thể bị chết. Sau khi thả cá phải bỏ túi nilon vào thùng rác để giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp
Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất
Sau đây, xin giới thiệu bài văn khấn cúng Ông Công, Ông Táo (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin) để bạn đọc tham khảo:
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!
Con kính lạy Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Minh Chính (Tổng Hợp)
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/le-cung-ong-cong-ong-tao-nhu-the-nao-la-chuan-nhat-d39093.html
Liên kết hữu ích: xe cẩu Đà Nẵng, xe cẩu đà nẵng, xe cau da nang, thuê xe cẩu đà nẵng, thuê xe cẩu Đà Nẵng, thue xe cau da nang, cho thuê xe cẩu Đà Nẵng, cho thuê xe cẩu đà nẵng, cho thuê xe cẩu tại Đà Nẵng, cho thue xe cau tai da nang, cho thue xe cau da nang, thuê xe cẩu tại đà nẵng, thue xe cau tai da nang, xe cẩu hàng đà nẵng, xe cau hang da nang, cẩu hàng hóa tại đà nẵng, cau hang hoa tai da nang,